Reflection / Tui đi · April 28, 2023 0

Câu chuyện W-Spring Pool Glass

Nếu cha mẹ để cho bạn một công ty, nhà máy cơ sở sản xuất của một ngành công nghiệp tuột dốc, bạn sẽ làm gì?

😁 Mình đặt câu hỏi vậy cho giống mở đầu của câu chuyện kể về nhà anh La (làng Guanxi) mà thôi. Chứ câu chuyện hôm nay kể về anh Wu của W Spring Pool Glass thì ảnh phải xông pha lăn lộn làm nhiều lắm chứ không phải được để sẵn để nhận đâu. Anh La thì mình gặp rồi, còn anh Wu thì mình chỉ đọc chứ chưa gặp, nhưng W Glass Studio của nhà anh là nơi đầu tiên mình đến tham quan khi mới sang Đài Loan. Đến giờ thì thuê nhà ở đối diện luôn 😄, xem như có duyên rồi.

Cha của anh Wu, ông Wu Chun-Chi (吳春池 – Ngô Xuân Trì, chữ Trì là cái ao, cái hồ) bắt đầu sự nghiệp là công nhân sản xuất thủy tinh, sau này khởi nghiệp với khu nhà máy công xưởng sản xuất thủy tinh. Anh Wu T.A, tốt nghiệp ngành Industrial Management ở UK về, đã “renovate” công ty của cha mình. Rồi cha làm chủ tịch, con làm điều hành, đưa W Spring Pool Glass thành một công ty tái chế thủy tinh lớn nhất Đài Loan, tái chế 50% rác thủy tinh toàn quốc mỗi năm. Tên W SpringPool chính là tên của ông Wu.

W SpringPool Glass là một trong những case tiêu biểu nhất về kinh tế tuần hoàn (circular economy) ở Đài. Và chuyện tái chế thủy tinh của W SpringPool không phải đặc biệt ở chỗ tái chế được thủy tinh, bảo vệ môi trường hay làm giàu. Thủy tinh có một ý nghĩa đặc biệt ở Đài Loan.

Thủy tinh ở Tân Trúc Đài Loan là ngành truyền thống lâu đời lớn nhất nước, và xuất khẩu top đầu thế giới những năm 1960-1980. Nhà máy công ty của ông Wu lớn nhất Tân Trúc. Nhưng rồi cuộc sống công nghiệp thay đổi plastic lên ngôi, TQ sản xuất tự động hóa thủy tinh giá rẻ làm ngành thủy tinh tuột dốc. Giá bán sản phẩm thủy tin cực rẻ, nhưng chi phí lưu trữ phân phối sản phẩm lại cực khủng, nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương không đắt nhưng khai thác cho sản xuất công nghiệp thì bao nhiêu cũng sẽ cạn.

Có 3 lý do thủy tinh không thường được tái chế là vì: khó thu gom, khó phân loại tái chế, và chi phí tái chế cao nhưng thành phẩm lại giá rẻ.

Vì vậy nên câu chuyện circular economy của anh Wu không chỉ là chuyện của tái chế, mà còn là chuyện của hồi sinh/cứu một ngành công nghiệp đang bị tuột dốc, tái thiết lại công ty của gia đình. Nói về vision của bản thân, khi trả lời truyền thông, anh Wu có một câu khá hay mà mình rất tâm đắc:

💬“a company can operate sustainably if it engages in green industry and develops a cyclic economy with a vision”💬

Spring Pool Glass - Sustainability Through Recycling (mofa.gov.tw)

Và đây cũng là một ví dụ của Service Science, của service-dominant logic. Nếu chỉ đơn giản nhìn vào bài toán hẹp của sản phẩm và sản xuất, thì câu chuyện bị tắc nghẽn ngay: Làm sao có đủ đầu vào để tái chế? Tái chế xong ai sản xuất? Sản xuất xong làm sao để bán với cung thị trường như vậy?😅

Mà nếu luẩn quẩn vậy thì làm sao mà circular 😅? Không có lợi nhuận thì làm sao cứu được bản thân, sao dám mơ tới cứu ngành, và thôi khỏi nghĩ chuyện cứu môi trường.

Cách tiếp cận và triển khai mà W Spring Pool Glass cùng với chính phủ Đài Loan đã làm mang tính hệ thống, rộng hơn, tổng thể hơn, đa chiều hơn: phát triển dịch vụ không phải sản phẩm, mạng lưới actor và các hệ thống, đồng tạo giá trị (đa giá trị chứ không phải chỉ lợi nhuận).

Hình bên dưới minh họa 2 trong số các platforms của W Glass:

Glass Museum + WSpring Pool Glass Studio ở Hsinchu

✴️ Glass Museum – ngay trong khuôn viên công viên trung tâm của Tân Trúc. Kiến trúc kiểu Nhật, là biệt thự giải trí ngày xưa, lấy làm một bảo tàng. Ở Đài Loan, bảo tàng không có nghĩa là nơi chất chứa bảo tồn đồ cũ cái xưa. Bảo tàng là nơi trưng bày những gì đang có, nơi kể chuyện để các câu chuyện được sống, nơi trao truyền kiến thức. Bảo tàng này là nơi các nghệ nhân trưng bày tác phẩm (luôn có tác phẩm thủy tinh hi-art, đẳng cấp mới), kiến thức về thủy tinh, thông tin về thị trường thủy tinh, và giải thích về W-Glass circular economy.

✴️ Glass Studio ngay kế bên Glass Museum, là khu phức hợp 3 tầng, không gian kín và mở nối với nhau bằng thủy tinh. Gồm khu workshop thực hành chế biến thủy tinh thổi, khu shop của các thương hiệu trẻ, khu cafe triển lãm và activities. Chỗ này ngay trong công viên kế Sở Thú, trẻ em và các gia đình đến đây rất đông.

✴️ Khu nhà máy tái chế và sản xuất, có mở cửa cho tham quan. Khu này mình chưa có dịp đến.

✴️ Sản phẩm thủy tinh đương đại và các dự án: thủy tinh có mặt ở khắp nơi, từ các sản phẩm gia dụng, đến thủy tinh xây dựng, thủy tinh công nghệ cao, thủy tinh trong hóa mỹ phẩm, y dược. Các dự án cũng nhiều vô số kể từ triển lãm, cuộc thi, lớp học,…

Platforms là vậy đó, là cái nền để trên đó các bên liên quan gặp nhau, cũng kết hợp với nhau và tạo ra các giá trị mới. Ở Glass Studio và Glass Museum, mình thấy có rất nhiều bên: các brands, cafe quán ăn, giới trẻ sống ảo, giới sáng tạo sống art, các gia đình, trẻ em chạy chơi thoải mái, tham gia workshop, cặp đôi hẹn hò, những nghệ nhân tập sự, điểm hẹn của các chuyên gia,…

Vậy W Spring Pool Glass đang làm dịch vụ gì vậy? Không phải dv tái chế rác? Không phải dv du lịch hay cafe quán ăn? Không phải dv bảo tàng? Khoa học dịch vụ là vậy đó, không gọi tên hay đếm số dv 1 dv2, ở đây đang có rất nhiều dịch vụ và nhiều giá trị được tạo ra cùng lúc.

Mấy cái platform này giá rẻ như cho mà chi phí vận hành mỗi ngày rất khủng, vậy lợi nhuận đâu để sống? Nếu chỉ nhìn thấy mỗi một chiếc sản phẩm thủy tinh ở khoảnh khắc giao dịch mua bán, thì quả thật không lý giải được cơ chế giúp W SpringPool Glass phát triển đâu. Nhưng nếu nhìn toàn hệ thống rộng lớn, và các giá trị được đồng tạo ra liên tục trong hệ thống cân bằng đó, sẽ hiểu rằng một công ty không chỉ sống bởi lợi nhuận mà cần nhiều giá trị khác nữa.

Mình thích cảm giác ở Glass Studio và ra đó ngồi đọc sách. Chỗ này cũng là bài thuyết trình đầu tiên của mình trong một báo cáo của môn học #ServiceScienceTheory năm 2022.

.:: Cọp Giấy ::.