Mỗi lần đi “lựa” sách trong thư viện là mình lại sa đà 😅
Lần sa đà hôm nay lại va vào quyển sách này. Lang thang đọc sách và ghi lại vài suy nghĩ lan man thế thôi.
“The New Language of Change: constructive collaboration in psych“, được biên tập bởi nhà tâm lý lâm sàng Steven Friedman (PhD). Và chương 11 là bài của chính Friedman: “Escape from the Furies: A journey from Self-Pity to Self-Love”
🛑SELF-PITY, sự TỰ THƯƠNG HẠI bản thân vốn là một sự ích kỷ. Là khi một người tìm cách thỏa mãn bản thân mình nhưng không nghĩ đến người khác, không tính đến những người khác. Bằng cách sử dụng sự thương hại, họ tự cảm thấy và tự cho rằng mình là nạn nhân nên (trớ thêu thay) lại cố kéo người khác vào sự thương hại này. Sự tự thương hại đó không bao giờ là đủ, bởi vì họ chẳng muốn chịu trách nhiệm cũng chẳng hề có ý định ngừng làm nạn nhân, ngừng đổ lỗi và đổ trách nhiệm cho người khác.
❤SELF-LOVE, sự YÊU BẢN THÂN, khác hoàn toàn với sự tự thương hại, lại là sự nghĩ đến những người khác và nghĩ cho những người khác. Yêu bản thân, khi cần, vẫn có thể nhờ đến những sự giúp đỡ của những người xung quanh một cách tích cực và lành mạnh. Mà trong đó, không ai “phải bị” là người có lỗi, bị mắc kẹt với cảm giác tội lỗi, hối hận, xấu hổ. Trái lại, yêu bản thân là sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân mình và kết nối với những người xung quanh mình, và chấp nhận bản thân không hoàn hảo.
Người TỰ THƯƠNG HẠI ở khắp nơi trong cuộc sống, là người thân trong gia đình, là người bạn thân, đồng nghiệp, hàng xóm,… Sống hoặc làm việc với người self-pity đúng là không dễ dàng, giữ được sự tích cực khi tiếp xúc với người như vậy cũng khó ☠️. Từ self-pity đến self-love đúng là cả một hành trình.
Quyển sách này xuất bản năm 1994, lâu lắm rồi nên bối cảnh thực hành tâm lý trị liệu gia đình cũng khác nhiều. Sách hướng đến những người thực hành, các chuyên gia tâm lý trị liệu lĩnh vực tâm lý gia đình (family therapy), với thông điệp và hướng dẫn cách các chuyên gia thay đổi ngôn ngữ và cách tiếp cận nhằm tác động tích cực đến thân chủ.
Nhưng mình đọc thì nghĩ nhiều đến tiêu đề và sự khác biệt của Self-pity và Self-love. Làm sao để khơi dậy Self-love, nhất là một người luôn tự thương hại một cách độc hại lại có thể trở thành người biết yêu thương?
Với những kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân, thú thật là mình không tin điều đó sẽ có thể trong công việc và trong cuộc sống cá nhân. Để giữ được well-being, có lẽ cách của mình là nên tránh xa, đừng bị cuốn vào cái luẩn quẩn tự thương hại vừa ích kỷ vừa độc hại đó.
Nhưng khi là giáo viên, mình lại làm nhiều cách để mong SV tự tin hơn, yêu bản thân và trưởng thành hơn. SELF PITY hay SELF LOVE, đều là SELF – tự bản thân mà ra. Mình có lẽ chẳng đồng hành và thay đổi được gì, nhưng ít ra mình nghĩ rằng SV có thể nhìn được một số kỹ năng trong một số tình huống nhất định nào đó.
Thật trớ trêu (một lần nữa), rằng cả self-pity và self-love ảnh hưởng bởi gia đình nhiều hơn là trường học.😮💨😮💨😮💨
Và hình như là chính mình đang có một sự mâu thuẫn trong bản thân, mình tin sinh viên mình có thể trở nên yêu bản thân nhưng lại không tin người thân và đồng nghiệp có thể làm vậy? Không, là do mình không tin bản thân có thể đồng hành cùng người thân và đồng nghiệp mà vẫn giữ được bản thân mình không bị ảnh hưởng. Thật vậy, tiếp xúc với người self-pity luôn đem lại một năng lượng rất xấu và những suy nghĩ phi lý đến mệt mỏi.
.:: Cọp Giấy đọc sách ở thư viện ::.