Kỹ năng học / Tui đọc · April 19, 2022 0

Nghệ thuật Chú ý – Art of Noticing

Hôm qua, khi mình reflect lại buổi học với kỹ năng sắp xếp cân bằng cuộc sống trong hành trình PhD qua bài viết Năng suất – Sức mạnh của N=1, một bạn cựu sinh viên đã gợi ý mình viết luôn những gợi ý cho cách QUAN SÁT BẢN THÂN. Mình đã rất thích ý tưởng này, và ý tưởng này cũng nhắc bản thân mình nhớ đến một kỹ năng sống (cũng là kỹ năng học, nghiên cứu) mà mình vừa mới học được gần đây: Art of Noticing.

Chuyện bắt đầu trong lớp kỹ năng thuyết trình dành cho PhD, mình đã nhận thuyết trình một bài rất thú vị: Design for Collaborative Survival: An Inquiry into Human-Fungi Relationships.

Một số thông tin ngắn về bài này:

Đây là nghiên cứu của bạn PhD Jen Liu (trường Cornell, USA) với sự hỗ trợ của giáo sư Byrne và Devendorf. Bài thuộc lĩnh vực HCI – mà lĩnh vực này thì workshop sẽ được đánh giá cao hơn là bài công bố trên journal. Bạn đã thuyết trình và đoạt giải trong workshop toàn cầu CHI2018.

Lĩnh vực HCI là lĩnh vực đang bắt đầu vào thời kỳ vàng trong vài năm gần đây. Hướng tiếp cận của nhóm tác giả này khá thú vị, vì bạn Jen Liu đã dùng phương pháp dân tộc học kết hợp với sensory examination để khám phá về hành vi – mà không phải đơn thuần là hành vi con người, mà là hành vi xây dựng mối quan hệ giữa người và vạn vật.

Website của bạn Jen Liu 💡 research 💡 (jenliujenliu.com)

Mình đã được truyền cảm hứng từ nghiên cứu của Jen Liu. Trong bài nghiên cứu này, tác giả Jen Liu được truyền cảm hứng bởi một giáo sư ngành Nhân học người Mỹ Anna Tsing. Còn Bà Anna Tsing thì được truyền cảm hứng bởi một loài nấm tên là Matsutake. Bà Anna Tsing đã chỉ ra rằng collaborative survival là khi ta cảm thấy cần nhau, thế giới không chỉ có con người mà còn còn nhiều sinh vật khác nhau đang cùng chung sống. Trải qua bao đứt gãy cây nấm Matsutake vẫn sống được. Quá trình art of noticing này truyền cảm hứng cho Jen Liu thiết kế những thiết bị cảm biến kỹ thuật giúp chính mình đi TÌM và HIỂU về thế giới của NẤM.

Slide thuyết trình, minh hoạ 3 provocation tools của Jen Liu và cộng sự

Suốt 2 năm trời, Jen Liu tham gia câu lạc bộ nấm lên đến hơn 600 thành viên, các buổi foray để cùng nhau tìm và lập danh mục nấm với những người địa phương. Mỗi buổi tìm nấm là một hành trình cô mặc những thiết bị, dùng nó để đảm bảo mình luôn chú ý, sẵn sàng tiếp nhận, giao tiếp và kết nối. Cô nhận thấy khả năng chú ý của mình đã thay đổi nhiều như thế nào, nhận ra được thế giới mà mình vốn không để ý, và công nghệ đã giúp toàn bộ quá trình này diễn ra như thế nào.

Hành trình khám phá nấm, trải nghiệm art of noticing của Jen Liu | Cre Bài thuyết trình của Jen Liu tại CHI’18

Trong hành trình Du lịch Hsinchu qua khám phá của các nhà khoa học xã hội, mình được trải nghiệm chính cách mà cô Jen Liu đã làm khi tìm hiểu về nấm. Art of Noticing là quá trình diễn ra khi mình bắt đầu muốn tìm hiểu một cái gì đó, mình sẽ bắt đầu thu thập những thông tin. Chính cái việc thu thập thông tin này sẽ dẫn tới cái gọi là chú-ý (to notice).

Bắt đầu với một số bài báo khoa học, mình đã lên đường đi tìm hiểu một thành phố mới với ngôn ngữ xa lạ. Trang bị với sổ tay, Google Maps, Google Translate, Google Search, Notion, Leafsnap (đằng sau đó là crowdsourcing, A.I. và các cơ sở hạ tầng khác) mình nhận ra được quá trình art of noticing này.

The Art of Notice: Hành trình khám phá Hsinchu | Photo by Tui Thích Học

Một mặt, khả năng chú ý của mình tăng lên nhiều. Khi đang ở một địa điểm nào đó, mình có thể kết nối ngay với câu chuyện ở nơi đó, những con người đã từng đi qua đó. Có cả một cộng đồng đã đóng góp thông tin giúp mình biết mình nên chú ý điều gì khi ở đó. Mình có thể chụp lại hình hoặc ghi chép lại để tiếp tục tra cứu khi về nhà. Một mặt khác, sự quan tâm và yêu thích nơi này tăng lên, mình thấy mình “hợp” với ở đây, có nhiều điểm tương đồng trong quan điểm, cách sống từ những lịch sử và giấc mơ của thành phố.

Khi đến Spring Pool Glass Studio, mình bắt gặp quyển sách này giữa gian hàng trưng bày các sản phẩm sáng tạo của những thương hiệu trẻ. Đây là một quyển hình chụp nhiều loại nấm khác nhau, và cũng nhắc mình nhớ về cả 2 nghiên cứu của Gs. Anna Tsing và Jen Liu.

Phyllis Ma: Mushrooms and Friends 3 tại gian hàng của Spring Pool Glass Studio

Mình cảm nhận được điều mà Gs Anna Tsing và cô Jen Liu đã nói, rằng bằng việc quan sát và xây dựng mối quan hệ với… cây nấm, họ quan sát và tìm hiểu được chính mình. Nấm hiện diện ở khắp mọi nơi, nên quan trọng với sự tồn tại của con người. Còn mình sống ở thành phố này, mình quan sát quá khứ – hiện tại – tương lai của thành phố, và rồi định hình được hiện tại và tương lai của mình ở đây. Nghĩa là, khi mình tập trung quan sát thành phố, chú ý đến từng chi tiết nhỏ, thì mình cảm nhận và thấy được chính mình, hiểu được chính mình, và hiểu được mối quan hệ với thành phố này.

Nếu bạn cảm thấy tò mò và lôi cuốn bởi Art of Noticing, bạn có thể xem clip thuyết trình của Jen Liu hoặc đọc kỹ article của cô ấy. Hoặc có thể bắt đầu tự mình trải nghiệm với 2 câu hỏi “Cái gì đang sống xung quanh tôi?

Mình đã mời ngay một người bạn tham gia “thí nghiệm” việc quan sát bản thân này. Nếu thấy thích, bạn cũng có thể tự “thí nghiệm” hoặc gợi ý cùng tham gia với nhau.

.:: Cọp Giấy, tháng 4/2022 ::.