Hình minh họa bên dưới được gọi là Đường thẳng Ảo giác của nhà Tâm lý học Muller-Lyer, giới thiệu năm 1889. Không tính phần 2 đầu mũi tên, chỉ tính đoạn thẳng nằm ngang, hãy so sánh độ dài của các đoạn thẳng. Nếu bây giờ lấy thước đo, hoặc xem hình giải thích bên dưới luôn rồi thì ta vẫn có cảm giác chiều dài các đoạn thẳng không bằng nhau.

Nhưng bài này không lý giải về sinh lý học thần kinh và thị giác, nên ai quan tâm đến hiện tượng này có thể tìm theo tên của Muller-Lyer. Bài này chỉ mượn cái ảo giác đó để nói về những thiên kiến của chúng ta.
Nếu dùng thước đo độ dài của đoạn thẳng, thì con số chỉ độ dài đó là FACT. Dùng fact này, ta so sánh được đoạn nào dài hơn hoặc bằng nhau. Hành động lấy thước đo để kiểm tra được gọi là fact-check, và việc tư duy và thảo luận dựa trên những số đo này được gọi là fact-based thinking/ discussion.
Nhưng kể cả fact check rồi, không hiểu sao mắt ta vẫn không thể nhìn ra được những đoạn thẳng này bằng nhau: chúng ta không chấp nhận được và không ép bản thân chấp nhận được. Có khi phải cố gắng rất nhiều, đổi cây thước, kiểm lại các đường dọc… để kiểm tra.
Và khi kiểm tra những đường thẳng này, chúng ta đang bị dẫn dắt bởi một câu hỏi nào đó, ví dụ như “tôi không tin nó bằng nhau, tôi đang tìm một cách chứng minh rằng tại sao nó KHÔNG bằng nhau”
hoặc là “đây là câu đó mẹo, nên tôi muốn chứng minh (cho mắt của tôi thấy) rằng tại sao nó bằng nhau”.
Cả 2 cách trên đều mang hơi hướng của #confirmation_bias – thiên kiến xác nhận: có một kết luận trước, rồi chỉ tập trung vào các dữ liệu để mô tả xác nhận này. Và vì vậy, mình chỉ có thể thấy một mặt duy nhất của vấn đề, và cảm thấy cả thế giới đang nghĩ giống mình.
Trong cuộc sống cũng vậy, ví dụ bạn ghét A hay thích A từ trước, bạn chỉ đi tìm kiếm những gì viết xấu/ tốt của A. Việc A làm có khi là một việc khách quan, nhưng với thiên kiến xác nhận, việc đó đã bị gắn nhãn yêu – ghét ngay trước khi đọc tin tức về A.

– du lịch giúp làng nghề phát triển
– du lịch là ngành công nghiệp không khói, giảm tác hại môi trường, giúp phát triển văn minh và bảo tồn văn hóa
– VN mình có rừng vàng biển bạc tôm cá dồi dào
– VN xuất khẩu lúa gạo số 1 số 2 thế giới
– VN có lợi thế lao động giá rẻ
– VN có nền kinh tế chính trị ổn định
…
Những điều trên không hề dựa trên bất kỳ fact nào. Khi GV hỏi ngược lại rằng: “cơ sở nào, nguồn nào em cho rằng VN…?”. thì sinh viên phản ứng sẽ thường là:
– Vấn đề này chính trị nhạy cảm, Gv có mùi “phản động”, nên delete hết ý đó cho rồi
Hoặc
– Search google theo đúng cụm từ trên để có nguồn bỏ vào bài. —> đây là thiên kiến xác nhận. Đã có sẵn một kết luận, và bất chấp fact, chỉ tìm xác nhận điều mình muốn kết luận.

– Q: Chị cho em hỏi khi rửa chén nhiều, chị thấy da tay của mình có những vấn đề gì?– A: ở nhà chị không rửa chén em ơi. Chồng chị làm việc này.– Q: vậy Tết về quê hay chị qua nhà chồng thì sao ạ? Da tay của chị bị gì?– A: chị đang ở với nhà chồng nè em ơi, Tết chị cũng đâu có rửa chén?– Q: Vậy chị nghĩ phụ nữ nếu rửa chén thì tay bị cái gì? Chị có nghĩ là nước rửa chén hại da tay nên chị không rửa chén phải không ạ?
—> đây là thiên kiến xác nhận. Kết luận “phụ nữ lo sợ nước rửa chén làm da tay bị xấu” khiến phần khảo sát trên kia không thu được bất kỳ thông tin gì dù hỏi 3 câu rồi. Hơn nữa, những thông tin quan trọng đã bị ignore (“ngó lơ”) hoàn toàn: (1) đàn ông rửa chén, kể cả sống cùng bố mẹ chồng thì chồng vẫn rửa chén và (2) nước rửa chén và da tay có thể không còn là mối bận tâm.
Nếu đào sâu hướng này, vẫn có thể hiểu được insights của người dùng về việc sử dụng nước rửa chén, nhưng chính confirmation bias đã khiến vấn đề bị lệch hoàn toàn, nhiều thông tin đã bị bỏ qua.

Người trả lời câu này, dù “có” hay “không”, đều có thể có confirmation bias. Bởi vì ngay từ tiền đề là một câu hỏi dựa trên một giả định: “Yêu là một OPTION – có thể chọn có hoặc không”
Những câu hỏi Yes/No này rất dễ rơi vào nhiều kiểu bias là vì vậy, nó đặt ra có 2 sự lựa chọn, khiến vấn đề có vẻ như chỉ có 2 cực + 1 khoảng cách bự ở giữa, hoặc đó là vấn đề phải chọn trước rồi mới tìm lý lẽ để dẫn giải.
Ở đây, nên chia thành nhiều câu hỏi, và tránh Yes/No, ví dụ:
– Tình yêu tuổi học đường ra làm sao?
– Tác động của tình yêu đến mỗi bản thân học sinh như thế nào? (Câu này FA cũng được trả lời)
– Chúng ta có thể yêu hoặc tránh yêu như thế nào? Tại sao phải làm thế?
….



–> và thế là chúng ta càng không thấy đầy đủ các thông tin xung quanh một vụ việc.
— Thực hành & Áp dụng:
Áp dụng fact check và tránh confirmation bias để thực hành thì có nhiều cách:




– Trump nói: phe Biden gian lận bầu cử
—-> cách thức người dân Mỹ bỏ phiếu ra sao?
—-> cách thức kiểm phiếu thế nào?
—-> cách thức công bố kết quả kiểm phiếu thế nào?
—-> cách thức nào mà báo chí media có số liệu update hàng giờ? (Khi phiếu chưa kiểm xong)
…
Cứ lần lượt như thế, và ta sẽ có nhiều thông tin hơn. Tương tự cho các vụ sách giáo khoa, học chữ Hán, đánh vần tiếng Việt, Thủy Tiên cầm tiền tỷ đi phát giữa mùa bão lũ,…
.:: Cọp Giấy ::.